Phân tích cơ bản là một phương pháp để đánh giá việc định giá một tài sản tài chính. Một nhà phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu cả các yếu tố kinh tế và tài chính để xác định xem giá trị của một tài sản có được định giá đúng hay không. Chúng có thể bao gồm các hoàn cảnh kinh tế vĩ mô như tình trạng của nền kinh tế, các điều kiện ngành hoặc doanh nghiệp được liên quan đến tài sản (nếu có). Và những điều này thường được theo dõi thông qua các chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm trong kinh tế vĩ mô.
Một khi phân tích cơ bản hoàn tất, các nhà phân tích sẽ xác định xem tài sản đang bị định giá thấp hoặc định giá cao. Các nhà đầu tư có thể sử dụng kết luận này khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Đối với tiền mã hoá, phân tích cơ bản có thể còn bao hàm cả mảng khoa học dữ liệu liên quan đến những dữ liệu blockchain công khai được gọi là số liệu trên chuỗi (on-chain metrics). Những số liệu này có thể bao gồm tỷ lệ băm (hash rate) của mạng lưới, top các holder, số lượng địa chỉ, các phân tích giao dịch, và nhiều hơn nữa. Sử dụng sự phong phú của những dữ liệu blockchain công khai có sẵn, các phân tích có thể tạo ra những chỉ số kỹ thuật phức tạp có thể đo lường nhiều khía cạnh của "độ khoẻ" tổng thể của mạng lưới.
Trong khi phân tích cơ bản được áp dụng và sử dụng rộng rãi trong thị trường chứng khoán hoặc Forex, nó lại không quá hữu dụng trong thị trường tiền mã hoá với trạng thái hiện tại. Loại tài sản này quá mới mẻ và cơ bản vẫn chưa được chuẩn hoá, chưa toàn diện để xác định định giá thị trường. Quan trọng hơn nữa, hầu hết thị trường tiền mã hóa được thúc đẩy bởi các nhà đầu cơ cùng sức lan tỏa. Chính vì vậy, các chỉ số phân tích cơ bản sẽ chỉ có thể tạo ra những ảnh hưởng không đáng kể trên giá của tiền mã hoá. Tuy nhiên, sẽ sớm tồn tại những cách chính xác hơn để suy nghĩ về định giá tiền mã hoá có khi thị trường này trưởng thành hơn.