Quản lý rủi ro là rất quan trọng để thành công trong giao dịch. Nó bắt đầu bằng việc xác định các loại rủi ro bạn có thể gặp phải:
- Rủi ro thị trường: những tổn thất tiềm ẩn bạn có thể gặp phải nếu tài sản mất giá trị.
- Rủi ro thanh khoản: các khoản lỗ tiềm ẩn phát sinh từ thị trường thanh khoản kém, nơi bạn không thể dễ dàng tìm thấy người mua tài sản của mình.
- Rủi ro vận hành: những tổn thất tiềm ẩn bắt nguồn từ những thất bại trong vận hành. Đây có thể là do lỗi của con người, lỗi phần cứng/phần mềm hoặc do hành vi gian lận có chủ ý của nhân viên.
- Rủi ro hệ thống: những tổn thất tiềm ẩn gây ra bởi sự thất bại của những người tham gia trong ngành mà bạn đang hoạt động, gây ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Như trường hợp năm 2008, sự sụp đổ của Lehman Brothers gây hiệu ứng thác nước trên các hệ thống tài chính trên toàn thế giới.
Như bạn có thể thấy, nhận dạng rủi ro khởi đầu bằng các tài sản trong danh mục đầu tư của bạn, nhưng cần tính đến cả các yếu tố bên trong và bên ngoài để có hiệu quả. Tiếp theo, bạn sẽ muốn đánh giá những rủi ro này. Bạn có thường xuyên gặp phải chúng không? Chúng nghiêm trọng đến mức nào?
Bằng cách đánh giá các rủi ro và tìm ra tác động có thể có của chúng đối với danh mục đầu tư, bạn có thể xếp hạng chúng và xây dựng các chiến lược và có các phản ứng phù hợp. Rủi ro hệ thống, ví dụ, có thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hoá các khoản đầu tư khác nhau và rủi ro thị trường có thể được giảm bớt khi sử dụng các lệnh stop loss (dừng lỗ).