Được đặt theo tên John Bollinger, Dải Bollinger đo lường biến động giá thị trường và thường được sử dụng để phát hiện các điều kiện quá mua và quá bán. Chỉ báo này được tạo thành từ ba đường, hoặc các “dải” - một SMA (dải giữa), một dải trên và một dải dưới. Các dải này sau đó được đặt trên một biểu đồ, cùng với hành động giá. Ý tưởng là khi biến động tăng hoặc giảm, khoảng cách giữa các dải này sẽ thay đổi, giãn ra và co lại.
Bollinger Bands on a Bitcoin chart.
Các Dải bollinger trên một biểu đồ Bitcoin.
Chúng ta hãy đi qua cách diễn giải chung về các Dải Bollinger. Giá càng gần dải trên thì tài sản có thể càng gần với điều kiện quá mua. Tương tự, giá càng gần dải dưới, tài sản có thể càng gần các điều kiện quá bán.
Một điều cần lưu ý là giá thường sẽ nằm trong phạm vi của các dải, nhưng đôi khi có thể phá vỡ lên phía trên hoặc phía dưới chúng. Có phải điều này được xem như một tín hiệu để mua hoặc bán ngay lập tức? Không. Nó chỉ cho chúng ta biết rằng thị trường đang di chuyển ra khỏi dải SMA giữa, đạt đến điều kiện cực trị.
Các trader cũng có thể sử dụng Dải bollinger để thử và dự đoán tình huống xảy ra thị trường bị bóp nghẹt, còn được gọi là Thắt nút cổ chai Bollinger Bands. Đây cách gọi cho một thời kỳ biến động thấp khi các dải thực sự đến sát gần nhau và “thắt” giá vào trong một phạm vi nhỏ. Khi có sự gia tăng “áp lực” trong phạm vi nhỏ đó, thị trường cuối cùng sẽ bật ra khỏi phạm vi, dẫn đến một kỳ biến động giá tăng lên. Vì thị trường có thể di chuyển lên hoặc xuống, chiến lược nút cổ chai được coi là trung lập (không phải giảm giá hoặc tăng giá). Vì vậy, chiến lược này có thể được đánh giá khá hữu ích khi kết hợp với các công cụ giao dịch khác, chẳng hạn như hỗ trợ và kháng cự.